Gà mía một giống gà của Việt Nam với sức khỏe tốt phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu với SV388 các đặc điểm cũng như các mô hình chăn nuôi gà. Để giúp mọi người chăn nuôi tốt hơn đem đến lợi nhuận kinh tế cao hơn cho bà con nông dân.
Gà mía là gì?

Nguồn gốc
Gà mía có nguồn gốc đến từ vùng Đường Lâm, Hà Nội. Chắc hẳn khi nhắc đến tên của giống gà này, bạn sẽ có liên tưởng đến tên một loại cây đúng không. Nhưng thực chất tên ban đầu của giống gà này theo tiếng Nôm là Tống Mía. Theo thời gian, người dân mới gọi ngắn lại là Gà Mía cho dễ đọc. Ngoài ra chúng còn có tên gọi là Gà Tiến Vua.
Từ 1999, các nhà khoa học đã phát hiện ra bộ gen quý của loài mía bản địa này. Đồng thời đưa chúng vào danh sách cần bảo tồn. Sau nhiều năm nhân giống, theo thống kê vào năm 2018 giống gà này đã phân bố khắp vùng Sơn Tây Hà Nội.
Đặc điểm của Gà Mía
Gà Mía là giống gà bản địa, thích hợp với điều kiện thời tiết của khí hậu Việt Nam. Khi trưởng thành đối với gà trống lông sẽ có màu mật đặc trưng mà ít giống gà có được. Còn đối với gà mái sẽ có màu lôn giống với màu lá chuối khô.
Gà Mía có da vàng đỏ, ở gà mái đẻ sẽ có yếm lườn. Một đặc điểm nữa mà ít giống gà nào có được đó là hai chân của gà có sọc đỏ.
Là loại gà sinh trưởng tương đối nhanh. Gà mới nở sẽ có trọng lượng khoảng 30-35g. Sau khoảng 2 tuần thì gà sẽ nặng trong khoảng trên dưới 2kg. Gà Mía thường mất khoảng 15 tuần để hoàn thiện bộ lông của mình.
Khi được 4,5 tháng chăn nuôi, trọng lượng của gà có thể lấy thịt rơi vào khoảng 3-4kg, tùy theo gà trống hay gà mái. Đây cũng là lúc gà có thể xuất chuồng được rồi.
Cách chọn Gà Mía giống

Để đạt được năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế, thì khâu chọn gà giống cũng rất quan trọng. Nên chọn những chú Gà Mía con có lông màu trắng đục, mắt tinh nhanh, nhanh nhẹn. Bên cạnh đó những con gà con phải có kích thước đồng đều.
Không nên chọn những con gà hay bị bệnh, chậm chạp lông xù vì chúng sẽ phát triển kém. Vậy nên để chọn được những con giống chất lượng nhất bạn hãy tìm những nơi uy tín. Đảm bảo cho ra những con giống chất lượng nhất để hiệu suất nuôi gà của bạn đạt hiệu quả cao hơn.
Dù mua ở nơi nào thì gà con cũng phải được tiêm đầy đủ vacxin. Nên mua gà từ một nguồn tránh mua nhiều nguồn gây ra chất lượng không đồng đều và cũng khó kiểm soát được dịch bệnh hơn.
Cách xây dựng chuồng trại khi chuẩn bị nuôi Gà Mía

Làm chuồng trại cho gà
Chuồng trại sẽ chỉ phục vụ cho Gà Mía vào ban đêm khi chúng cần chỗ để ngủ và chỗ trú khi thời tiết mưa gió. Còn ban ngày gà sẽ có khu riêng, vì gà thích hợp với mô hình nuôi thả vườn. Vậy nên chuồng trại của gà sẽ có diện tích nhỏ hơn so với khu thả vườn.
Làm chuồng nuôi phải phù hợp với những tiêu chí sau:
- Vị trí: Đặt ở vị trí cao, thoáng mát, dễ thoát nước, không bị nước tù, đọng khi trời mưa.
- Mái che: Có thể làm một mái hoặc 2 mái, sử dụng mái fibro xi măng hoặc là lá tranh. Chiều cao ít nhất là 3.5m, mái lợp ra bên ngoài vách chuồng 1m để tránh mưa hắt.
- Vách chuồng: cái này chỉ nên xây từ 30-40cm, còn lại nên dùng rèm che cho thông thoáng.
- Rèm che: Che xung quanh vách tường để không cho khí lạnh tràn vào. Rèm che bao quanh bên ngoài vách tường, cách vách khoảng 20cm.
- Ngăn ô: Nên ngăn cách chuồng thành nhiều ô khác nhau để dễ quản lý.
- Cống rãnh thoát nước: để chuồng trại được sạch sẽ. Người nuôi gà cần phải làm chuồng có rãnh thoát nước khi dọn dẹp.
- Xung quanh phải có tường bao bảo vệ, bà con có thể xây tường bao hoặc làm hàng rào sắt, cao ít nhất từ 1.2-1.5m.
- Trước cổng trại nên có hố sát trùng. Bên trong hố sử dụng cresyl 3% hoặc vôi bột khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập.
Sân nuôi thả gà
Phần này phải có diện tích rộng lớn vì gà hoạt động dưới diện tích rộng, cần nhiều không gian để chơi. Nên có một vài cây xung quanh làm bóng mát cho đàn gà, chọn cây có tán cao và rộng. Bãi thả vườn là nền đất nện chặt, bằng phẳng không bị tụ nước. Diện tích tối thiểu yêu cầu 0.5 – 1m/con gà.
Vườn thả phải được quét dọn thường xuyên. Tránh là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho gà.
>>>> Xem thêm nội dung có thể bạn quan tâm: Gà Lương Phượng là gì? Kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng đúng chuẩn
Kỹ thuật nuôi Gà Mía hiệu quả

Các giai đoạn nuôi Gà Mía
Cũng như những giống gà khác gà được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau để chăn nuôi được hiệu quả.
Đầu tiên là giai đoạn úm.
Giai đoạn đầu từ 1 đến 10 tuần tuổi. Đây là giai đoạn úm và gà được nhốt hoàn toàn ở giai đoạn này.
Vì gà vẫn còn nhỏ, sức đề kháng kém cần thắp đèn để sưởi ấm cho gà. Thông thường tầm khoảng 2 bóng đèn 75W cho 100 con gà. Thức ăn nên đặt gọn vào các máng đựng thức ăn và để trên mặt đất. Thường xuyên bổ sung thức ăn cho gà để gà không bị thiếu thức ăn.
Để kích thích gà ăn nhiều hơn, mỗi bữa ăn nên điều chỉnh lượng ăn khác nhau. Không nên dùng máng treo trong giai đoạn này vì gà còn nhỏ khó với tới thức ăn nên rất dễ gây rơi vãi. Ở giai đoạn này nên bổ sung thêm chất khoáng và vitamin E vào thức ăn của gà
Tiếp theo là giai đoạn phòng bị.
Lúc này nên lọc những con gà khỏe mạnh và lớn nhanh tách riêng để việc nuôi đạt hiệu quả hơn. Giai đoạn này sẽ tiến hành nuôi trong 10 tuần để con còn nhỏ, yếu sẽ được chăm sóc kỹ hơn.
Giai đoạn này được nuôi theo hình thức bán chăn thả. Máng nước và máng ăn được bố trí thưa hơn giai đoạn úm, có thể treo máng lên vì giai đoạn này gà đã lớn và có thể ăn với hình thức đó.
Cuối cùng là giai đoạn đẻ trứng sinh sản
Nếu muốn nhân giống thì bạn cần phải tận dụng thời gian này để cho gà sinh sản, còn nếu muốn lấy thịt thì chỉ cần trải qua 2 giai đoạn trên là có thể xuất chuồng.
Dinh dưỡng cho gà
- Thức ăn sẽ bao gồm ngô, bột đậu tương, lúa mì và cám gạo,.. được trộn theo tỷ lệ nhất định phù hợp với giai đoạn phát triển của gà. Không nên chỉ cho gà ăn cám hoặc một loại đồ ăn. Điều này sẽ làm gà chậm phát triển và chất lượng thịt không đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra bạn có thể tìm thức ăn cho gà được trộn sẵn ở những nơi bán đồ ăn cho gà uy tín và chất lượng.
- Nước uống: nên sử dụng nguồn nước sinh hoạt sạch. Tránh dùng những nguồn nước ô nhiễm không đảm bảo. Hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, kém vệ sinh. Các máng nước xen kẽ máng ăn và được dọn vệ sinh sạch sẽ 2 lần mỗi ngày.
Vệ sinh chuồng trại
Trong quá trình nuôi cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Máng nước và thức ăn luôn phải được sạch sẽ. Vào các mùa đặc biệt là mùa hè, cần phun thuốc sát trùng định kỳ. Điều này giúp diệt ve, mòng, muỗi để tránh sự sinh sôi của các tác nhân gây bệnh này.
Chu kỳ phun thuốc sát trùng khoảng 10 ngày một lần. Tránh phun vào gà, tốt nhất nên phun vào giữa trưa thời điểm trời nắng nhất.
Các bệnh mà Gà Mía hay gặp

Các bệnh thường gặp
Bệnh dịch tả
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnhxuất hiện ở mọi lứa tuổi và lây lan trong tầm 3-5 ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời tỷ lệ tử vong là 100%.
Bệnh có biểu hiện là hắt hơi khó thở, chảy nước mũi, ỉa chảy và phân có màu xanh. Nếu nặng có thể chuyển sang triệu chứng như run cơ, xã cánh, suy nhược cơ thể, tê liệt toàn thân hoặc nặng hơn là chết đột ngột.
Bà con có thể sử dụng kháng sinh Genta – Costrim. Hoặc Enrotril-100 để điều trị nâng cao sức đề kháng cho gà.
Bệnh Gumboro
Bệnh này có triệu chứng lây lan có thể lây từ gà ốm sang gà khỏe. Chủ yếu mắc bệnh là Gà Mía từ 3-10 tuần tuổi.
Triệu trứng: gà uống nhiều nước, xao xác, cắn xé lẫn nhau. Viêm hoại đường tử ruột, phân trắng loãng xong chuyển sang màu vàng trắng.
Cách để điều trị bệnh này bà con vừa tiêm thuốc bổ trợ, dung dịch điện giải và cầm máu. Thêm vào đó là kết hợp với axit amin và đường glucoza cho đàn gà.
Bệnh đậu gà
Bệnh này do avian influenza virus gây ra. Bệnh thường xảy ra khi gà được nuôi ở môi trường vệ sinh không sạch gây ô nhiễm.
Triệu chứng: biểu hiện của bệnh này tương tự với dịch tả.
Hiện nay thì bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Vậy nên để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh như: saigo-Nox Poultry liều lượng 1g/1 lít nước. Cho gà uống 3 – 5 ngày. Bổ sung thêm sulfat kẽm 1%.
Cách phòng bệnh

Để gà ít bị bệnh đầu tiên là phải tăng sức đề kháng cho gà. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác như: vệ sinh chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, và nguồn thức ăn. Thêm vào đó nên mua những con giống đã được tiêm vacxin đầy đủ để nguy cơ bị mắc bệnh được giảm thiểu nhiều nhất.
Mùa lạnh, thời tiết nồm ẩm là lúc virus dễ tấn công vào gà nhất. Vậy nên hãy bổ sung cho gà khẩu phần ăn cũng như B.Complex để tăng cường sức đề kháng cho gà. Trong khoảng thời gian này, buổi sáng nên thả gà ra vườn muộn và buổi tối nên nhốt sớm để tránh bệnh về đường hô hấp, ngoài ra có thể đốt bồ kết để xông khói cho gà định kỳ 5-7 ngày/lần.
>>> Theo dõi chuyên mục Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đá của chúng tôi để biết thêm thông tin.
Và còn có một cách nuôi an toàn sinh học đó là dùng nước tỏi pha loãng cho gà uống 2-3 ngày/lần, dùng cách này có thể tiêu diệt cúm gia cầm. Cách làm: đập tỏi dập ra, sau đó cho vào nước đánh loãng ra rồi cho gà uống, nhớ bỏ phần bã ra ngoài chuồng gà.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp chi tiết về giống Gà Mía để bà con nông dân có thể tham khảo. Hy vọng bài viết của https://sv388bet.net/ có thể giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Cũng như phần nào hiểu hơn về cách chăn nuôi giống gà này. Từ đó có thể nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này của chúng mình.